Thiết kế nhà bếp tưởng chừng như đơn giản nhưng sự thật lại đòi hỏi nhiều yếu tố, nhất là đối với những ngôi nhà có diện tích hạn chế. Dưới đây là một vài lưu ý thiết kế giúp bạn “ăn gian” diện tích cho những căn bếp nhỏ.
1. Chất liệu gỗ, ánh sáng
Thiết kế nhà bếp tưởng chừng như đơn giản nhưng sự thật lại đòi hỏi nhiều yếu tố, nhất là đối với những ngôi nhà có diện tích hạn chế.
Căn bếp đẹp sẽ là căn bếp mang lại cảm giác hòa hợp với ngôi nhà, vì vậy hãy chú ý thật kỹ về những đặc điểm sẵn có trong ngôi nhà của bạn. Từ màu sơn, chủ đề chính cũng như vật liệu chủ yếu. Thêm một vài màu nâu trung tính của gỗ cũng khiến căn bếp của bạn trở nên ấm cúng hơn rất nhiều.
Đồng thời cũng nên chú ý đến ánh sáng khi thiết kế nhà bếp để không gian nấu nướng luôn thoáng đãng.
2. Sử dụng nội thất “ẩn”
Với một căn bếp nhỏ, việc thêm những nội thất đa chức năng, nội thất “ẩn” có khả năng lưu trữ thông minh sẽ khiến căn bếp bé nhỏ của bạn tận dụng được nhiều không gian.
Sử dụng bếp có thiết kế kết hợp với các ngăn tủ nhỏ nhằm tiết kiệm không gian cho các nội thất khác cũng là ý tưởng hay ho. Những chiếc bếp từ gọn nhẹ, một chiếc lò vi sóng ẩn dưới bàn bếp và tủ lạnh đặt sát góc nhà là những mẹo thiết kế rất hữu dụng cho những căn bếp nhỏ. Nếu có thể, hãy thiết kế một cửa sổ nhỏ để cung cấp ánh sáng và giúp không gian thoáng đãng.
3. Tủ bếp chạm trần hoặc đèn thả
Sẽ thật lãng phí nếu bạn bỏ qua trần nhà, nhất là với những căn bếp nhỏ. Sử dụng những tủ bếp chạm trần vừa tăng thêm diện tích đựng đồ mà vừa làm tối đa hóa không gian bếp khiến cho trần nhà đỡ trống trải hơn. Thêm một vài chiếc đèn thả cũng khiến tối đa hóa không gian của bạn, vừa có tác dụng làm ấm căn bếp, vừa làm cho trần nhà được tối đa hóa không gian sử dụng.
4. Đảo bếp
Đừng nghĩ nhà bếp nhỏ thì không được phép sở hữu cho mình những chiếc bàn đảo bếp vô cùng tuyệt vời này. Một chiếc bàn đảo với những nội thất vừa mắt và phù hợp với một căn bếp nhỏ là lựa chọn tuyệt vời cho các gia đình.
Bàn đảo bếp hiện nay đang được rất nhiều mẫu thiết kế căn hộ áp dụng vì độ tối giản hóa không gian mà nó mang lại. Vừa là bàn bếp cũng có thể biến thành bàn ăn, rất lý tưởng với những ngôi nhà nhỏ.
5. Hình dáng của bếp
Bếp chữ I là một trong những thiết kế tủ bếp đơn giản, có khả năng phù hợp với mọi không gian phòng bếp của mọi nhà dù lớn hay nhỏ. Bố trí các khu vực bếp nấu, chậu rửa, tủ lạnh… thành một đường thẳng với nhau, vô cùng tiết kiệm diện tích mà lại thuận tiện cho việc nấu nướng, được khá nhiều gia đình sử dụng vì nét hiện đại, đơn giản mà nó mang lại.
Một kiểu bếp cũng khá phổ biến khác là bếp chữ L, giúp mở ra khoảng di chuyển rộng rãi, hình thành tam giác bếp tủ lạnh – chậu rửa một cách khoa học hơn. Tạo không gian nấu nướng được thoải mái hơn mà lại không chiếm quá nhiều diện tích.
6. Loại bỏ vách ngăn phòng bếp và phòng khách
Nhiều gia đình có thói quen thiết kế vách ngăn giữa phòng khách và phòng bếp. Tuy nhiên thiết kế này không phù hợp với những căn bếp nhỏ. Chính vì vậy, hãy thử loại bỏ vách ngăn hiện tại để thấy được sự thoáng đãng của không gian.